Cần chuẩn bị những gì trước khi khám sức khỏe đi Nhật ?
Quy trình khám sức khỏe đi Nhật năm 2020 có gì khác biệt?
So với các năm trước, quy trình khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản không có gì thay đổi nhiều.
3 bước cơ bản khám sức khỏe đi Nhật
- Bước 1: Người lao động sẽ được Công ty phái cử hướng dẫn, đưa đến các bệnh viện quy định sức khỏe đi Nhật để khám sức khỏe tổng quát.
- Bước 2: Người lao động nộp lệ phí khám, thực hiện thủ tục điền thông tin form mẫu của bệnh viện và hoàn thành khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện đó theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ.
- Bước 3: Kết quả khám sức khỏe sẽ được nhận lại sau từ 1-2 ngày. Bệnh viện sẽ gửi trực tiếp kết quả đến cho Công ty phái cử hoặc nếu muốn, bạn cũng có thể tự đến bệnh viện nhận kết quả sức khỏe của mình qua giấy chứng nhận sức khỏe. Các giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 3 tháng kể từ ngày khám.
Năm 2020, các bệnh viện có dịch vụ test nhanh kết quả sức khỏe. Bạn có thể chọn gói test nhanh sức khỏe để tiết kiệm thời gian chờ hơn so với các năm trước nhé.

Cần chuẩn bị những gì trước khi khám sức khỏe đi Nhật ?
Theo thống kê của các bệnh viện khám sức khỏe đi Nhật, có rất nhiều bạn lao động phải khám lại 2 đến 3 lần và làm thủ tục khám rất lâu.
Vì vậy để có được kết quả sức khỏe tốt nhất, tránh mất thời gian và tiền bạc, trước khi đi khám bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Trước khi đến bệnh viện khám khoảng 1 tuần, bạn không được uống bất cứ loại thuốc kháng sinh nào. Đặc biệt trước 1 ngày khám sức khỏe đi Nhật tuyệt đối không uống rượu bia, thức đêm, hút thuốc hoặc không được làm tổn hại sức khỏe.
- Nếu bạn ở xa phải di chuyển bằng xe bus hoặc xe khách thì tuyệt đối không nên uống thuốc chống say tàu xe, vì nó sẽ làm sai lệch các chỉ số đánh giá tiêu chuẩn sức khỏe đi Nhật của bạn.
- Nên khám sức khỏe vào buổi sáng và trước đó bạn không nên ăn sáng, uống sữa, nước ngọt hay các loại đồ uống có gas. Trước khi vào khám sức khỏe đi Nhật hãy uống thật nhiều nước lọc.
- Có nhiều bạn trong quy trình khám sức khỏe đi Nhật do hồi hộp căng thẳng, dẫn đến sai lệch kết quả thị lực, điện tim đồ… vì vậy bạn hãy cố gắng thật bình tĩnh và thả lỏng nhé.
- Nếu bạn đang bị ốm hoặc gặp vấn đề khác về sức khỏe thì không nên đi khám sức khỏe đi Nhât.
- Chuẩn bị và mang theo các giấy tờ cá nhân (Thẻ căn cước, chứng minh nhân dân) và 4 ảnh kích thước 4 x 6 cm để dán vào hồ sơ khám sức khỏe đi Nhật của bạn.
Có nhiều bạn khi khám bệnh bị hồi hộp căng thẳng, dẫn đến sai lệch kết quả thị lực, điện tim đồ… vì vậy khi khám bệnh các bạn hãy bình tĩnh và thả lỏng.
3 lời khuyên từ Gojpan để có 1 buổi khám sức khỏe đi Nhật tốt nhất
Thời gian nên chọn để đi khám sức khỏe đi Nhật là vào buổi sáng. Vào buổi sáng số lượng người khám sức khỏe sẽ ít hơn các thời điểm còn lại, bạn sẽ không mất thời gian chờ đợi và thủ tục cũng sẽ nhanh chóng hơn. Với những bạn ở xa, khi khám vào buổi sáng sau đó về Công ty Dịch vụ để hoàn thành nốt thủ tục khác để có thể bắt xe về ngay trong ngày.
Bên cạnh đó tại một số bệnh viện thường có cò mồi, lôi kéo người lao động phải bỏ tiền để tham gia khám sức khỏe đi Nhật, người lao động phải cực kì cảnh giác với các loại đối tượng này. Hiện tại hầu hết các Công ty Dịch vụ đều có các bộ phận nghiệp vụ sẵn sàng hướng dẫn và đưa người lao động đi thực hiện việc khám sức khỏe được đảm bảo an toàn và nhanh chóng nhất.
Thông thường thời gian khám sức khỏe đi Nhật người lao động chỉ mất khoảng từ 2-3 tiếng để khám toàn bộ sức khỏe yêu cầu.
Khám sức khỏe đi Nhật Bản bao gồm khám và xét nghiệm những gì?
Người lao động đáp ứng điều kiện sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản phải trải qua các bước theo danh mục khám và xét nghiệm sau đây:
- Khám thể lực tổng thể
- Khám nội tổng quát
- Chẩn đoán hình ảnh
- Các xét nghiệm lâm sàng bắt buộc
DANH MỤC KHÁMNỘI DUNG KHÁMKhám thể lực tổng thểĐo chiều cao, cân nặng, huyết áp, tim mạchKhám nội tổng quátTai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, da liễu – hoa liễu – dị ứng,
đo thị lực, khám nộiChuẩn đoán hình ảnhĐiện tâm đồ, chụp X-quang, tim, phổiCác xét nghiệm lâm sàng bắt buộc– Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu 10 thông số.
– Xét nghiệm huyết học: Tổng phân tích các tế bào ngoại vi và
xác định nhóm máu hệ ABO và Rh
– Xét nghiệm miễn dịch: Chuẩn đoán nghiện (morphin), anti – HIV,
viêm gan B – HbsAg, anti – HCV, giang mai
– Chuẩn đoán thai nghén ở nữ giới (beta HCG)
Ngoài ra, nếu cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu một số chuẩn đoán khác như: Xét nghiệm chuẩn đoán bệnh phong, xét nghiệm công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, tỷ lệ huyết sắc tố, siêu âm, điện não đồ, viêm gan A B C, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm, ký sinh khác…
Xem đầy đủ bài viết tại: https://gojapan.vn/cam-nang-kham-suc-khoe-di-nhat-chi-tiet-va-de-nho-nhat/